!important; Cách nhận biết kiến ba khoang
Kiến ba khoang được xem là một trong những loại côn trùng gây nguy hại cho làn da của con người khi bám vào da, do điều kiện thời tiết và môi trường sinh sống mà loại trùng này thường xuyên tập trung những nơi ẩm thấp. Khi bị kiến ba khoang bám lên da và tiết ra dịch độc làm phỏng rộp da thì bạn cần biết cách xử lý để tránh những hệ lụy không nên có làm ảnh hưởng đến sức khỏe
Kiến ba khoang có tên khoa học: Paederus fuscipes. Họ khoa học: Staphilinidae Thuộc bộ cánh cứng.
  !important; Kiến ba khoang là một loại côn trùng gây nguy hiểm cho da khi bị bám vào, bởi cơ thể của kiến ba khoang có chứa thành phần độc hại gây rộp và phỏng da. Thường kiến ba khoang có thân hình thon dài như hạt thóc ( từ 1 – 1,2mm và có chiều ngang từ 2 – 3mm). Trên cơ thể của kiến ba khoang có 2 màu dễ nhận biết là màu đen và màu đỏ và có nhìn dạng giống như những con kiến bình thường.
Thông thường, kiến ba khoang không cắn hay đốt lên cơ thể nhưng do nó có chứa chất dịch độc hại là pederin. Khi chất dịch này tiết trên da sẽ gây phỏng rộp và xảy ra hiện tượng nổi mụn nước. Loại côn trùng này thường sinh sống và phát triển ở những nơi ẩm thấp và bóng tối. Thức ăn chính của kiến ba khoang là những côn trùng nhỏ khác.
Cách tốt nhất để không bị phỏng rộp da do kiến ba khoang thì khi loại côn trùng này bám vào da thì bạn không đạp giết chúng mà hãy thổi bay kiến ba khoang ra khỏi cơ thể sau đó dùng vật dụng đè giết côn trùng đi. Tránh da tiếp xúc trực tiếp với dịch của kiến ba khoang.
Nhận biết vết cắn do kiến ba khoang gây nên
Nhiều người vẫn nhầm lẫn vết thương giữa kiến ba khoang với những bệnh lý khác như zona thần kinh,… nhưng về thực tế, kiến ba khoang có những dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Vết thương xuất hiện ở những vùng da hở như tay, chân, mặt,…
- Những vết thương có hình dạng vệt dài hoặc tảng lớn trên da. Ban đầu là những vết mẩn đỏ li ti sau đó thành nổi phỏng rộp và có chứa mụn mủ màu trắng vàng ở giữa vết mẩn đỏ.
- Nếu không được điều trị thường bị viêm loét da và chảy nước dịch.
- Làn da có cảm giác đau rát, ngáy ngứa và khó chịu. Có một số trường hợp nặng gây hiện tượng sốt hoặc nổi hoạch.
Cách phòng tránh kiến ba khoang hiệu quả
- Kiến ba khoang rất thích ánh sáng của bóng đèn. Vì vậy, chúng ta cần đóng cửa hoặc buông rèm khi bật đèn. Bên cạnh đó, nên làm tấm lưới chống côn trùng ở cửa sổ hoặc cửa ra vào tại những nơi có nhiều kiến ba khoang như gần bụi rậm hoặc đồng ruộng.
- Tập thói quen ngủ ở trong màn.
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ và phát quang bụi rậm. Ngoài ra, nên xịt thuốc tiêu diệt côn trùng định kỳ từ 4 đến 6 tháng.
- Kiểm tra và giũ sạch chăn màn, khăn tắm trước khi sử dụng.
- Mang áo tay dài hoặc đồ bảo hộ nếu làm việc ở ngoài đồng ruộng hoặc những nơi xuất hiện nhiều kiến ba khoang