1. HIV- AIDS là gì?
HIV (
tiếng Anh:
human immunodeficiency virus,) có nghĩa là virus suy giảm miễn dịch ở người, có khả năng gây
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (
AIDS), một tình trạng làm
hệ miễn dịch của
con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho những
nhiễm trùng cơ hội và
ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.
AIDS (SIDA) do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp (Syndrom d'Immuno Déficience Acquise); Tiếng Anh gọi là AIDS (Acquired- Immuno- Deficiency- Syndrome), có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
-
Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh.
-
Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm...)
-
Mắc phải: Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài.
· Nguyên nhân gây bệnh AIDS là một loại virus có tên là HIV (còn gọi là virus SIDA). Bệnh lây qua đường tình dục, đường máu và đường mẹ truyền qua con.
Tất cả mọi người không phân biệt màu da, nam, nữ, tuổi tác đều có thể mắc bệnh. Hiện nay AIDS chưa có thuốc chữa, thuốc chủng ngừa, tử vong 100%. Cách đối phó duy nhất là đừng để nhiễm HIV.
2. Bệnh AIDS lây qua các đường nào?
Vì HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, âm đạo của người bị nhiễm nên AIDS lây truyền chủ yếu qua 3 đường chính sau:
- Quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV.
- Qua đường máu như:
+ Bị truyền máu của người bị nhiễm HIV sang người chưa bị bệnh HIV.
+ Dùng chung các dụng cụ tiêm chích, rạch da với người bị nhiễm HIV đặc biệt người nghiện chích ma túy cùng chung ống chích.
- Mẹ bị nhiễm HIV truyền qua cho con lúc có thai và khi sinh nở.
Ai là người dễ bị nhiễm HIV nhất?
Tất cả mọi người đều có thể bị lây. Nhưng dễ lây nhất là:
· Những người có quan hệ tình dục bừa bãi.
· Những người hành nghề mại dâm không có cách tự bảo vệ.
· Những người đồng tình luyến ái.
· Những người tiêm chích ma túy
· Những người bị truyền máu đã nhiễm HIV
· Vợ, chồng, con hay tình nhân của những đối tượng trên.
Bệnh AIDS không lây trong trường hợp nào?
HIV không thể lây truyền qua những tiếp xúc thường ngày như: Bắt tay, ngồi cạnh nhau, nói chuyện, ôm hôn xã giao, ở chung nhà, làm việc chung phòng, học chung lớp, ăn uống chung, dùng chung điện thoại... Muỗi, rệp chích cũng không lây HIV.
Nhìn bề ngoài có thể biết ai đã bị nhiễm HIV không?
· Không Vì người bị nhiễm HIV ở giai đoạn đầu chưa có dấu hiệu gì nên nếu chỉ nhìn bề ngoài không thể biết được, thậm chí ngay cả người bệnh cũng không biết mình đã bị nhiễm bệnh. Do đó vô tình lây lan cho người khác.
· Vậy làm thế nào để phát hiện người nhiễm HIV? Chỉ có xét nghiệm máu đễ phát hiện. Tuy nhiên, trong lúc mới bị nhiễm 1-3 tháng đầu, xét nghiệm chưa có thể phát hiện được gọi là khoảng thời gian "cưa số". Do đó, nếu nghi ngờ bị nhiễm HIV mà kết quả "âm tính" thì 3 tháng sau nên làm xét nghiệm lần nữa.
4. CÁCH PHÒNG BỆNH
4.1. Phòng bệnh bằng cách nào?
· Không dùng chung kim, ống chích, dụng cụ châm chích, rạch da, nếu chưa được khử trùng đúng cách,
· Chỉ nên truyền máu đã được kiểm tra HIV (ngành y tế chịu trách nhiệm).
· Không quan hệ bừa bãi tình dục với người mãi dâm, đồng tình luyến ái hoặc quan hệ nhiều bạn tình. Nên chung thủy một vợ một chồng.
· Sử dụng bao cao su đúng cách để ngăn ngừa bệnh AIDS lây qua đường tình dục.
· Phụ nữ nhiễm HIV không nên có thai.
4.2. Khử trùng đúng cách là như thế nào?
· Đối với kim ống chích, dụng cụ rạch da làm bằng thủy tinh hay kim loại, cần đun sôi liên tục trong 20-30 phút tính từ lúc bắt đầu sôi. Chú ý các loại dụng cụ bằng nhựa không thể khử trùng để dùng lại được.
· Đối với vật dụng như quần áo, chăn màn... dây dính máu người nhiễm HIV, cần ngâm trong dung dịch sát trùng trong 20 phút. Dung dịch thường dùng và có hiệu quả là Natri hypocforit (NaCLO)còn gọi là nước javel nồng độ 0,1%.
5. Đối xử với người sống chung với HIV/AIDS như thế nào?
Luôn nhớ rằng HIV/AIDS là một bệnh, KHÔNG PHẢI là tệ nạn xã hội. Hãy giao tiếp và hỗ trợ những người sống chung với HIV/AIDS. Đối xử với họ như với tất cả mọi người. Họ cần có cơ hội học tập, làm việc và tham gia các hoạt động trong cộng đồng như tất cả mọi người. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với họ!
Nếu bạn là người sống chung với HIV/AIDS, hãy biết rõ quyền của mình theo Luật Phòng chống HIV/AIDS:
- Bạn có quyền đi học và làm việc như bất kỳ sinh viên/học sinh khác.
- Bạn không bị đuổi học chỉ vì lý do bạn bị nhiễm HIV.
- Bạn không bị tách biệt, hạn chế, hoặc cấm tham gia các hoạt động tập thể, hoặc không được hưởng các dịch vụ chỉ vì bạn nhiễm HIV.
- Bạn không bị yêu cầu phải xét nghiệm xem có nhiễm HIV không.
- Bạn không bị yêu cầu trình kết quả xét nghiệm cho trường học/nơi làm việc.