1. ĐỊNH NGHĨA
- Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có xu hướng lây lan mạnh vào mùa đông và mùa xuân.
-Thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, ô nhiễm môi trường gia tăng là điều kiện thuận lợi để virus phát triển.
- Một số chủng cúm có thể gây biến chứng nguy hiểm, tổn thương phổi nhanh chóng chỉ trong 3-5 ngày, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
2. ĐƯỜNG LÂY NHIỄM CỦA CÚM MÙA
- Virus cúm lây truyền chủ yếu qua các giọt nhỏ nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng khi người bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.
- Bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, đặc biệt là môi trường trường học, nơi đông người.
- Cúm mùa có xu hướng lan rộng thành dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
3. TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA CÚM MÙA
- Sốt cao trên 38 độ C, kèm theo mệt mỏi, uể oải.
- Đau cơ bắp, đau đầu, ớn lạnh.
- Ho khan, nghẹt mũi, viêm họng.
4. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CÓ THỂ GẶP PHẢI
- Suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản.
- Suy tim, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng huyết.
- Biến chứng nặng ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền.
- Những đối tượng nguy cơ cao
+ Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
+ Người cao tuổi (trên 65 tuổi).
+ Người mắc bệnh nền: tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch.
5. ĐIỀU TRỊ CÚM MÙA NHƯ THẾ NÀO?
- Điều trị triệu chứng tại nhà bằng các thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như:
- Thuốc hạ sốt (khi sốt cao trên 38.5°C).
- Thuốc ho, thuốc giảm nghẹt mũi.
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
- Nếu triệu chứng kéo dài hơn một tuần, sốt cao không giảm, ho nhiều, tức ngực, khó thở,… cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
6. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin để tăng cường đề kháng.
- Tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể chống lại virus tốt hơn.
- Tiêm phòng vắc-xin cúm định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
- Hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng cúm để tránh lây nhiễm.
- Cha mẹ học sinh cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của con em mình, nếu trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm, hãy chủ động chăm sóc tại nhà, đồng thời thông báo cho giáo viên chủ nhiệm để phối hợp xử lý kịp thời.
- Đảm bảo trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, không đưa trẻ đến trường nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng.
- Khi trẻ có triệu chứng nặng, cần đưa đến cơ sở y tế và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.