Mùa đông tiết trời lạnh khí hậu lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, là điều kiện rất thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển. Trong vô số các bệnh phát tác mạnh vào mùa đông, thì các bệnh hô hấp, khớp và bệnh ngoài da là hay gặp nhất.
Đây là thời điểm thuận lợi làm tăng các bệnh ở trẻ, nhất là ở những bé có hệ miễn dịch yếu, dẫn đến tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp gia tăng.
Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Đối với trẻ em, đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ lây lan hơn. Đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đường hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
Hiện nay các bệnh viện số lượng bệnh nhân là trẻ em đến khám và điều trị rất là đông. Vì thế tôi xin gửi tới quý cô giáo cùng toàn thể các bậc phụ huynh về cách phòng 1 số bệnh mùa đông.
Một số bệnh thường gặp vào mùa đông:
1.Viêm họng cấp tính:
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo sổ mũi.
Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim hay còn gọi là thấp tim.
2.Viêm amidan
Triệu chứng đầu tiên khi bị viêm amindan, chúng ta sẽ cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Trẻ có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt cao hơn 38oC.
Bên cạnh đó, khi bị viêm amidan ta sẽ cảm thấy miệng khô đắng, lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và góc hàm có thể nổi hạch.
Trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính trẻ sẽ ngáy khi ngủ và chủ yếu thở bằng miệng. Khi nói chuyện, trẻ sẽ phát âm giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tai .
3.Sốt vi rút
Bệnh sốt vi rút hay sốt siêu vi, sốt dịch là một bệnh xảy ra rải rác trong năm và tăng mạnh mùa mưa. Bệnh do nhiều loại virus gây ra, nhóm hay gặp nhất là virus đường hô hấp có đến hơn 200 loại thuộc loại này.
Bệnh sốt vi rút là bệnh thường gặp, đây là bệnh không nguy hiểm tuy nhiên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để tham khám vì sốt virus thường dẫn tới bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh sốt virus là do virus sống ký sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa… chúng sẽ phát triển, xâm nhập vào cơ thể người bệnh và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Để phòng bệnh hô hấp cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
Không nên tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá.
Uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.
Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có chứa nhiều trong các loại rau củ quả. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp các em phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Ngoài ra chúng ta còn cần phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để phòng bệnh.
Để phòng tránh các bệnh thường gặp vào mùa đông -xuân, các bậc phụ huynh cần thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân tốt cho các cháu, như vệ sinh răng miệng bằng dung dịch nước muối hoặc nước súc miệng fluor, nhỏ thuốc mũi, thuốc mắt. Hoặc theo phương pháp chữa bệnh cổ truyền, lấy tỏi giã lấy nước nhỏ mũi cũng rất hiệu quả.
Thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao nên phải giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ và ngực. Tăng cường chế độ dinh dưỡng, nên ăn thức ăn khi còn nóng, cung cấp cho cơ thể đủ lượng ca-lo cần thiết để tăng sức đề kháng. Buổi sáng khi ngủ dậy cần mặc áo ấm và ăn sáng đầy đủ trước khi đến trường. Bên cạnh đó, cần giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở và môi trường chung quanh, như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh...Nếu trường hợp các em bị sốt vi rút, hoặc sốt chưa rõ nguyên nhân, các em không nên đến trường, cần nghỉ học, tránh lây nhiễm cho các em khác, mặt khác, cần bảo bố mẹ đưa đến cơ sở y tế để các thầy thuốc chẩn đoán, tư vấn chăm sóc và chỉ định điều trị. Nếu có việc phải đến chỗ đông người nên đeo khẩu trang. Trường hợp bệnh nhẹ, các em có thể tự chăm sóc tại nhà bằng thuốc hạ sốt, giảm đau. Khi các em sốt, dễ mất nước, vì vậy các em nên uống đủ nước nhất là nước hoa quả, dùng khăn chườm mát hạ sốt. các em không nên mặc quá nhiều quần áo khi bị sốt, tránh tình trạng làm sốt cao hơn, ra mồ hôi khiến bị cảm lạnh, cha mẹ nên cho các em ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn loãng, dễ tiêu. Nếu các em thấy mình sốt cao, kéo dài cần bảo bố mẹ đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Về gia đình các em tiếp tục tuyên truyền để mọi người nắm được kiến thức phòng chống lây nhiễm bệnh./.