Ngày nay, với sự phát triển của internet và sự đa dạng của các sản phẩm công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng... những ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đối với trẻ em là mối lo lắng lớn của mọi gia đình.Khi trẻ em tham gia vào môi trường mạng, bên cạnh cơ hội được tiếp cận với nguồn thông tin phong phú, trẻ em có nguy cơ chịu nhiều rủi ro và bị xâm hại nhiều hơn. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, cách phòng tránh trẻ em nghiện mạng, nghiện facebook... đang là vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên, việc cho phép trẻ làm quen với các thiết bị công nghệ và dạy trẻ sử dụng internet là cần thiết.Việc ngăn cấm hoàn toàn trẻ sử dụng internet cũng đồng nghĩa với việc ngăn trẻ hiểu biết xã hội, công nghệ và các ưu điểm to lớn mà internet mang lại.Tuy nhiên, cha mẹ nên trang bị cho con cái những nguyên tắc, kỹ năng cần thiết khi con tiếp xúc với mạng.
Nhiều nguy cơ rình rập trẻ em trên các trang mạng xã hội (Ảnh minh họa)
Khi cho trẻ sử dụng mạng, cha mẹ nên dạy trẻ bảo mật thông tin cá nhân, quy định thời gian sử dụng mạng, khuyến khích trẻ vào những hoạt động chăm sóc bản thân, dạy kỹ năng sống và kiểm soát nội dung truy cập của trẻ. Trên thực tế, trẻ em được cha mẹ dặn không cung cấp thông tin về bản thân và gia đình cho người lạ. Tuy nhiên, trẻ lại sẵn sàng điền đầy đủ thông tin này khi tham gia trả lời các câu hỏi trên mạng. Vấn đề là sự đa dạng các hình thức trên mạng không giống với các trường hợp trong thực tế nên trẻ em không đủ nhận thức để phòng tránh.Thậm chí, ngay cả các bậc cha mẹ cũng không đủ kiến thức về mạng xã hội để dạy con em cách phòng tránh.Khi bị tiết lộ thông tin thuộc bí mật cá nhân và bị sử dụng thông tin cá nhân vào các mục đích xấu, trẻ em dễ bị lôi kéo, kích động để vi phạm pháp luật, bị xâm hại tình dục, bóc lột và lừa đảo qua các trò chơi trên mạng. Trẻ có thể bị tác động và ảnh hưởng tiêu cực từ những nguồn thông tin thiếu lành mạnh.Cho trẻ tiếp xúc với internet là điều cần thiết, song vấn đề cần thiết hơn nữa chính là việc trang bị kỹ năng tự phòng bị cho trẻ khi sử dụng mạng.Hiện nay, nhiều trẻ học lớp 1, 2 đã có tài khoản facebook và bắt đầu làm quen, kết giao trên mạng.Việc sử dụng facebook một cách quá mức dẫn đến nghiện facebook đang dần trở nên đáng báo động đối với toàn xã hội.Trong số những hành vi nghiện đã có như nghiện rượu, cờ bạc, ma túy, hành vi nghiện facebook được cho là một kiểu của hành vi nghiện mới. Hành vi này chưa đáng sợ vì không mang đến những hậu quả ngay lập tức. Tuy nhiên, nghiện facebook lại ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý bình thường của trẻ em cũng như việc hình thành nhân cách.Nghiện facebook đã và đang trở thành một căn bệnh đang len lỏi trong cuộc sống hiện đại. Không ít trẻ em mải mê “sống ảo” trên facebook đến nỗi quên cả việc nhà, trì hoãn việc làm bài tập, học hành, cũng không ít gặp những hành vi lệch chuẩn được chia sẻ trên mạng xã hội nói chung và trên facebook nói riêng, cùng những lời nhận xét, bình luận. Ví dụ như việc các em đưa lên facebook nội dung chửi mắng thầy cô, bạo lực học đường, đăng tải những hình ảnh quái dị, những biểu hiện của lối sống lệch lạc, thách đố nhau trên facebook... Nghiện facebook là việc một cá nhân dành thời gian quá nhiều cho việc sử dụng facebook, gây ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống.Nghiện facebook xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, trong đó có một số biểu hiện như cố gắng cắt giảm việc sử dụng facebook mà không được, cảm thấy một sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều, sử dụng facebook mọi lúc, mọi nơi mà không có mục đích và cảm thấy bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng facebook. Khi đã “nghiện facebook”, việc học tập và sinh hoạt của trẻ sẽ bị xáo trộn, về lâu dài sẽ có những tác động xấu lên tâm lý, thói quen, nhân cách, sự phát triển của trẻ.
Những nội dung không lành mạnh trên các kênh giải trí trực tuyến cũng là các nguy cơ đối với trẻ em (Ảnh minh họa)
Việc sử dụng mạng hiệu quả, hợp lý, có mục đích đồng thời hướng sự chú ý và thời gian rảnh của trẻ vào những hoạt động vui chơi giải trí khác là những việc cha mẹ nên làm để tranh cho con cái nghiện mạng xã hội, nghiện facebook!