Việc xây dựng môi trường
giáo dục lành mạnh luôn được các nhà trường quan tâm và coi đó là nhiệm vụ vô
cùng quan trọng. Thực tế cho thấy học sinh hiện nay nắm bắt thông tin và tiếp
nhận nó rất nhanh dễ bị ảnh hưởng của những xu hướng trào lưu trên Internet kể
cả mặt tích cực và tiêu cực. Văn
hóa ứng xử, giao tiếp với nhau chưa tốt dùng
các từ “lóng”, ngại giao tiếp với thầy
cô, không biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc thậm chí còn đánh nhau khi có vai
chạm nhỏ. Ý thức tham gia các hoạt động tập thể chưa tốt như nói chuyện
trong giờ hoạt động tập thể, chưa tích
cực tham gia hoạt động. Điều đó chứng tỏ văn hóa giao tiêp của học sinh còn hạn
chế . Nó cũng xuất phát từ những nguyên nhân nhân sau:
Nguyên
nhân khách quan:
+
Cách giáo dục của gia đình
+
Tấm gương không sáng của mọi người xung quanh.
+
Kỹ năng ứng xử có văn hóa chưa được nhà trường, giáo viên cho là
quan trọng và không định hướng cho học sinh.
-
Nguyên nhân chủ quan:
+
Học sinh thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức tầm quan
trọng
của văn hóa giao tiếp chuẩn mực.
+
Lứa tuổi học sinh tiểu học đặc điểm tâm lý thích thể hiện , dễ bị kích
động, ít có khả năng kiềm chế.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần
thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ
trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.
Các giải pháp cần thực hiện là:
*
Về phía nhà trường:
-
Nhà trường có thể tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề, cuộc thi
văn hóa giao tiếp học đường (cho học sinh sắm vai, trải nghiệm tình huống- tìm
giải pháp ứng xử-giao tiếp).
-
Văn hóa giao tiếp không phải là cái gì đó rất xa xôi, khó thực hiện khi dạy cho
học sinh. Dạy học sinh phải bắt đầu từ những điều thực tế, tình huống cụ thể.
Vì vậy trong các bộ môn việc tích hợp và lồng ghép chuẩn mực đạo đức thực tế
phù hợp trong giao tiếp học đường là quan trọng.
- Xây dựng qui tắc, qui định văn hóa giao tiếp phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của
các em trong nhà trường.
-
Làm gương của thầy cô nhà trường từ môi trường học đường là rất quan trọng.
-
Giáo dục cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến của các
em, đồng thời có biện pháp khéo léo, tâm lý để các em ý thức được hành vi sai
và chuyển đổi hành vi cho phù hợp.
-
Tổ chức hoạt động thực tế ( sinh hoạt chuyên đề, thảo luận theo chủ đề, trò
chuyện cùng chuyên gia,..)
*
Về phía gia đình
-
Dành thời gian để đôn đốc-kiểm tra-theo dõi sự biến đổi trong giao tiếp, cách
cư xử, hành vi, thái độ,.. của con.
-
Định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức của
các em.
-
Làm gương cho con em trong gia đình.
-
Khuyến khích những thái độ, hành vi tốt trong giao tiếp của các em.
- Thiết lập cách giao tiếp trong gia đình phù hợp chuẩn mực đạo đức.
Ngoài những nỗ lực của nhà trường- gia
đình thì mỗi học sinh cũng phải tự ý thức và rèn luyện bản thân. Quá trình giáo
dục chỉ có kết quả sâu rộng khi có sự đồng bộ và linh hoạt (địa phương, nhà
trường, gia đình,..). Hy vọng với sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo ý thức trách
nhiệm của toàn xã hội văn hóa học đường trong mỗi nhà trường đạt kết quả cao
nhất.