1.Khái niệm:
Thừa cân béo phì là tình trạng cân nặng vượt
quá quy định, tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe.
2. Các yếu tố nguy cơ
gây béo phì
- Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì.
Trong đó, thói quen trong ăn uống: như phổ biến nhất là tình trạng năng lượng
khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung
cấp., .
- Giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy
cơ cao của thừa cân, béo phì. Hiện có nhiều trẻ không tham gia thể dục thể
thao, ít đi bộ, đi xe đạp... mà dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh tại như
xem vô tuyến, chơi điện tử. Theo một số nghiên cứu, trong khi xem vô tuyến, sự
trao đổi chất giảm đáng kể.
- Ngủ
ít
- Yếu tố gia đình, di truyền, Yếu tố kinh tế
xã hội, Bệnh nội tiết, Do tác dụng phụ của thuốc:
3. Hậu quả của chứng
thừa cân, béo phì
-Chứng thừa cân, béo phì ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của trẻ khi trưởng thành. Những trẻ béo sẽ ngừng tăng trưởng sớm. Trước
dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi dậy thì, chiều cao ngừng
phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè. Ngoài ra, chứng béo phì
cũng làm tăng nguy cơ bệnh tật (tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, sỏi mật,
viêm khớp...) và tử vong. Mắc các bệnh về da, do cọ xát giữa quần ao với da khi
vận động. Mắc các bệnh về hô hấp; về tim mạch; đường tiêu hóa; về nội tiết và
chuyển hóa. Hậu quả về kinh tế xã hội của béo phì, gây ảnh hưởng đến tâm lý ở
trẻ em.
4. Phòng chống thừa
cân béo phì:
- Chế độ ăn hợp lý: , tăng cường hoạt động thể
lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi (như thể dục nhịp
điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...). Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến,
chơi điện tử hoặc thức quá khuya.
-Về ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để
trẻ phát triển bình thường; khuyến khích ăn rau và hoa quả. Hạn chế sử dụng các
thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường.
- Hạn chế tối đa cho trẻ uống các loại nước
ngọt có ga Cho trẻ ăn ít các loại bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường.
Không nên dự trự sẵn các loại thức ăn giàu năng lượng như: Bơ, pho mát, bánh,
kẹo, chocoat, kem, nước ngọt trong nhà. Không nên cho trẻ ăn vào lúc tối trước
khi đi ngủ.